Cảnh báo 13 DN nhập khẩu trái cây UAE lừa đảo

Cảnh báo về 13 doanh nghiệp nhập khẩu trái cây tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) lừa đảo đã được thông báo đến các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh mặt hàng trái cây xuất khẩu.

DN xuất khẩu trái cây của Việt Nam cần cảnh giác trước thủ đoạn gian lận thương mại của một số DN nhập khẩu trái cây UAE

Thông báo của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập cho biết một số doanh nghiệp nhập khẩu trái cây có dấu hiệu lừa đảo tại UAE, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã bị kiện ra tòa với lý do không thanh toán tiền cho bên xuất khẩu.

Do đó, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam không giao dịch với các công ty gồm:

Green Belt Food Stuff;

Diamond Empire General Trading;

Vintage International F.Z.C;

Mohammad Mehdi General Trading;

Onion Food Stuff Trading;

Khushi Trading;

Olwen International FZC;

Red Fort Trading; Season Food Stuff Trading;

Lassani Food Stuff Trading;

Mahak Gulf Trading;

Takbeer Trading; Floral Fruit.

Trước đây, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại UAE cũng đã cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo của DN nhập khẩu trái cây tại UAE. Cụ thể các DN lừa đảo giao dịch với DN xuất khẩu của Việt Nam và thuyết phục ký hợp đồng xuất khẩu trái cây như chanh, chuối,… với phương thức thanh toán là 50% trả tiền sau khi nhận bản scan chứng từ gửi hàng và 50% thanh toán sau khi nhận được hàng đúng chất lượng (thậm chí là sau khi nhận hàng 15 ngày), viện lý do đây là thông lệ kinh doanh của mặt hàng trái cây, rau quả tại Dubai (người bán cho người mua nợ tiền).

Sau khi nhận bản scan chứng từ, công ty UAE gửi TT receipt cho DN Việt Nam để lấy chứng từ gốc, sau đó liên tục lấy lý do trục trặc ngân hàng để lấp liếm việc phát hành TT giả trì hoãn việc thanh toán (thậm chí là cả khoản 50% đầu tiên). Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị chậm trả lên đến 6 tháng – 1 năm, thậm chí sang tận nơi để đòi tiền nhưng cũng không giải quyết được do doanh nghiệp UAE cố tình lẩn tránh hoặc dùng thủ đoạn câu giờ (hứa trả thành nhiều lần nhưng không trả hoặc lại phát hàng TT giả mạo).

Khi nhận hàng, công ty UAE cũng dùng thủ thuật tráo hàng chất lượng kém, khiếu nại doanh nghiệp Việt Nam mà không có bất cứ giấy tờ giám định chất lượng hàng.

 

Theo Thương vụ Việt Nam tại UAE, trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2020 khi xảy ra đại dịch Covid-19, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đã liên tục tiếp nhận, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhận được lời mời chào bán, mua hàng, ký kết hợp đồng giao dịch thương mại có dấu hiệu lừa đảo, gian lận từ một số doanh nghiệp có trụ sở tại UAE. Thương vụ đã có các cảnh báo, lưu ý nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị lừa, thiệt hại nặng nề trong giao dịch. Nguyên nhân là do tâm lý chủ quan, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế. Một trong những nguyên nhân khác là tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến việc đi lại, gặp gỡ làm việc trực tiếp hoặc kiểm tra hàng hóa… bị gián đoạn phải chuyển hướng sang hình thức giao thương trực tuyến.

Các hình thức gian lận mà Thương vụ Việt Nam tại UAE ghi nhận được, không đơn thuần như giao hàng không trả tiền mà còn có chuyện làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng, cài người lấy chứng từ xuất khẩu.

Đặc biệt, có cả tình trạng đối tượng lừa đảo sử dụng tin tặc xâm nhập địa chỉ email của hai doanh nghiệp đang có giao dịch, theo dõi tiến trình đàm phàn. Khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì tạo một đại chỉ email có địa chỉ gần giống với email của bên bán để gửi thông tin tài khoản lừa đảo và nhận tiền.

Bên cạnh đó còn có thủ đoạn chuyển hàng không giá trị, không đúng hợp đồng (với trường hợp bên mua là Việt Nam) hoặc thông báo hàng hỏng, kém chất lượng để ép giá, trừ nợ hoặc đòi bồi thường (với bên bán Việt Nam) bằng việc lợi dụng việc doanh nghiệp không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao hàng, không thẩm định các thông tin đối tác, không có người của phía Việt Nam sang để làm việc…

Cũng theo Thương vụ Việt Nam, có những dấu hiệu để nhận biết là các đơn vị này đang lừa đảo nên các doanh nghiệp Việt Nam cần cẩn trọng. Chẳng hạn như việc đàm phán giá cả, hợp đồng diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, bắt đặt cọc để nhận khoản tiền đầu tư hoặc làm các thủ tục giấy tờ tại UAE; mở L/C (thư tín dụng) tại ngân hàng không uy tín của nước thứ 3…

Vì vậy, cơ quan chức năng khuyến cáo doanh nghiệp có những biện pháp đảm bảo tính an toán và tránh rủi ro trong giao dịch.

Theo đó, về thanh toán, các doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang, mở tại các ngân hàng uy tín quốc tế, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Nếu thanh toán

Đối với thanh toán D/P (giao tiền giao chứng từ), doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra các mức đặt cọc từ 50% trở lệ để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng.

Doanh nghiệp được khuyến cáo không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ) hay chuyển tiền bằng Western Union cho việc thanh toán.

Doanh nghiệp cũng nên tra cứu thông tin giá cả các loại hàng hóa trên các trang website hàng hóa quốc tế, kiểm tra độ tin cậy kỹ càng khi có khách hàng trả giá quá cao, hoặc quá thấp so với mặt bằng.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện xác minh, thẩm định đối tác, nhất là những khách hàng lần đầu giao dịch, đề nghị cung cấp các giấy tờ cụ thể như giấy phép kinh doanh, ID của người chủ.

 

Lan Trần

 

Warning of 13 fraudulent UAE fruit importers

Warnings about 13 fraudulent fruit importers in the United Arab Emirates (UAE) have been notified to Vietnamese businesses dealing in fruit exports. Vietnamese fruit exporters are wary of the commercial classification of some UAE fruit importers The announcement of the Trade Office of the Vietnamese Embassy in the United Arab Emirates said that a number of fruit importers showed signs of fraud in the UAE, including many businesses that have sued in court with the reason of not paying. payment to the exporter. Therefore, the Trade Office of the Vietnamese Embassy in the UAE recommends that Vietnamese businesses do not deal with companies including:

Green Belt Food Stuff;

Diamond Empire General Trading;

Vintage International F.Z.C;

Mohammad Mehdi General Trading;

Onion Food Stuff Trading;

Khushi Trading;

Olwen International FZC;

Red Fort Trading; Season Food Stuff Trading;

Lassani Food Stuff Trading;

Mahak Gulf Trading;

Takbeer Trading; Floral Fruit.

 

 

Previously, the Trade Office of the Vietnamese Embassy in the UAE also warned about signs of fraud by fruit importers in the UAE. Specifically, fraudulent businesses transact with Vietnamese exporters and convince them to sign export contracts for fruits such as lemons, bananas, etc. with a payment method of 50%, pay after receiving a scanned copy of shipping documents. and 50% payment upon receipt of goods of the correct quality (even after 15 days of receipt), citing this is business practice for fruit and vegetable products in Dubai (seller to buyer). debt).
After receiving the scanned document, the UAE company sends the TT receipt to the Vietnamese enterprise to get the original document, then repeatedly uses the reason of bank problems to cover up the fake TT issuance to delay the payment (even even the first 50%). Many Vietnamese businesses have been delayed for up to 6 months – 1 year, even going to the place to ask for money, but they can’t be solved because UAE businesses deliberately evade or use tricks to buy time (promising to pay back). many times but do not return or re-deliver fake TT goods).
When receiving goods, the UAE company also used the trick of exchanging poor quality goods, complaining to Vietnamese businesses without any quality inspection papers.
Lan Tran
 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *